Hỗ trợ khách hàng 0393.655.600

Mẹo cầm & trị tiêu chảy tại nhà cho bé

10/05/2022 11:30 |

Các ba mẹ đều biết rằng: tiêu chảy là một bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ. Hiện tượng này khiến bé bị mệt, ăn kém,..nếu kéo dài lâu sẽ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Nhiều ba mẹ lúng túng, lo lắng khi con gặp phải tình trạng này. Sau đây là một số mẹo cầm tiêu chảy tại nhà đem lại hiệu quả tốt, ba mẹ tham khảo nhé.

Nguyên nhân và dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ

Vào mùa hè, trẻ em hay gặp các bệnh lý do tiêu chảy nhiễm khuẩn. Cùng một số lí do khác khiến trẻ tăng nguy cơ tiêu chảy: nguồn nước không vệ sinh, đồ dùng ăn/uống cho trẻ không sạch, không rửa tay thường xuyên cho trẻ trước khi ăn/sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi chế biến đồ ăn,…

Các dấu hiệu phát hiện ra trẻ bị tiêu chảy:

  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn trong ngày (từ 3 lần trở lên)
  • Phân đi ra lỏng,nát, có nhiều nước hoặc có mùi tanh, có bọt, màu xanh hoặc vàng (trong một số trường hợp có cả máu trong phân)
  • Cơ thể trẻ bắt đầu mệt hơn, không chịu ăn, trẻ sơ sinh thì bỏ bú
  • Trẻ bị nôn ói vài lần
  • Trẻ bị mất nước do đi ngoài, nôn nhiều, sút cân

Cách cầm/trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ

Bổ sung điện giải, bù nước ngay

Lưu ý: nếu bé bị mất nước nặng, khóc nhiều giờ, khóc không ra nước mắt, tiếu ít, nôn nhiều,.. cần đưa tới trung tâm y tế ngay.

Thực hiện: 

  • Pha 1 gói Oresol với 1 lít nước cho uống trong ngày (cần đong đúng). 
  • Làm nước cháo muối: Láy 1 nắm gạo (50gr) + 3,5g muối + 6 bát nước. Sau đó đun sôi tất cả cho tới khi gạo nở tung ra (15 phút), chắt lấy nước cháo (1 lít). Nước cháo đã pha dùng tốt nhất trong 6 giờ đầu hoặc chỉ dùng trong ngày

Cách cho uống

  • Trẻ nhỏ <2 tuổi cho uống từng thìa
  • Trẻ lớn uống ngụm bằng cốc/bát
  • Nếu trẻ bị nôn thì dừng lại 5-10 phút rồi uống tiếp

Uống nước gạo lứt rang

Nước gạo lứt giúp trẻ chống lại hiện tượng mất nước do tiêu chảy, thải độc gan, giải nhiệt, làm sạch máu khi bị tiêu chảy

Bởi sự lành tính từ gạo lứt nên được rất nhiều mẹ áp dụng cho con uống và mang lại hiệu quả tốt

Thực hiện: Rang 100g gạo lứt lên vàng, mùi thơm + đổ 1 lít nước vào rồi đun sôi cho tới khi gạo chín mềm. Chắt lấy nước và cho trẻ uống trong ngày.

Uống trà vỏ cam

Trước tiên, ba mẹ chú ý chọn mua cam tươi ngon, mua ở nơi uy tín.

Rửa sạch cam, gọt lấy vỏ + cho vào cốc nước nóng hãm như trà. Sau 20 phút thì có thể cho trẻ uống.

Nước hồng xiêm xanh

Hồng xiêm có tính mát, vị thanh ngọt nên giúp trẻ giảm tình trạng rồi loạn tiêu hóa, nhuận tràng tốt, sinh tân dịch. Hồng xiêm còn chứa Tanin – chất trị tiêu chảy rất tốt.

Thực hiện: Chọn 1 quả hồng xiêm xanh, rửa sạch rồi cắt lát mỏng. Sau đó phơi khô rồi sao vàng. Lấy 10 lát hồng xiêm đã sơ chế sắc lấy nước cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.

Súp cà rốt

Pectin trong cà rốt khi vào rượt trẻ sẽ nở thành keo, điều này làm dịu nhu động ruột nên giúp bé hạn chế tiêu chảy.

Thêm nữa pectin còn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn nội dinh phát triển, tiêu diệt đi sự lên men thối có trong ruột già, kích thích niêm mặc ruột nhanh phục hồi.

Cà rốt còn chứa khoáng, kali giúp bù đắp lượng chất điện giải bị mất đi khi trẻ bị tiêu chảy

Thực hiện: Lấy 500g cà rốt, rửa sạch, gọt vỏ và tháo mỏng. Đun nhỏ lửa cùng 2 lít nước đến khi cạn xuống còn 1 lít thì tắt bếp. Vớt số cà rốt vừa đun ra nghiền, lọc lại qua rây, bỏ phần bã, chỉ lấy nước. Cho thêm 3g muối vào đun sôi rồi cho bé  uống hàng ngày.

Lá mơ

Thực hiện: Lấy 100g lá mơ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo, giã nhỏ rồi trộn và 1 quả trứng gà và 1 ít muối.

Bắc chảo lên bếp, chảo nóng cho ít dầu, rồi cho hỗn hợp trứng lá mơ vào, rán chín 2 mặt. Sau đó cho bé ăn 2 lần/ngày

Cỏ sữa

Nguyên liệu: nấm mèo (5 tai), cỏ sữa (2 nắm), đậu đen xanh lòng (50g)

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị. Nấm mèo thái dài&mỏng. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào sao vàng. Rồi cho nguyên liệu vào nồi + đổ thêm 3 bát nước nhỏ, sắc cho tới khi còn nửa bát nước thì chắt lấy nước cho bát uống.

Búp ổi non

Thực hiện: Lấy 20g gừng tươi, 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô, tất cả đem đi sắc  với 2 lít nước. Cho tới khi cạn còn 500ml thì chắt nước ra, trẻ uống ngày 2 lần

Trong lá ổi có lavonoid giúp các cơ trơn rượt, giảm đau bụng cho tiêu chảy, chữa được các bệnh đường ruột rất tốt. Đặc biệt, lá ổi còn có khả năng kháng khuẩn, săn niêm mạc, giảm dịch tiết tại ruột

Chuối tiêu xanh

Chuối tiêu xanh tước lớp vỏ bên ngoài, xay nhuyễn. Sau đó trộn với cháo nấu chín cho bé ăn trong vòng 3 ngày

Lưu ý khi trị tiêu chảy ở nhà cho trẻ

  • Cấp nước thường xuyên cho trẻ, tránh trường hợp trẻ bị mất nước quá nhiều
  • Ăn đồ lỏng để vừa đảm bảo sức khỏe vừa làm phục hồi niêm mạc đường ruột.
  • Khi nào cần đứa bé đến gặp bác sĩ
  • Đi ngoài ra máu
  • Bé không ăn, không bú, nôn nhiều; có thể bị sốt cao, ngủ li bì, co giật
  • Bé đi ngoài ra máu
  • Bé mất nước nhiều: môi khô, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong 4-6 giờ, đòi uống nước,…
  • Tiêu chảy dạng kiết lỵ

Trên đây là một số kiến thức giúp ba mẹ xử trí cầm tiêu chảy cho trẻ nhanh chóng & hiệu quả tại nhà.

Nguồn: Tham khảo website chính thức Bệnh viện đa khoa Medlatec


Loading...