Hỗ trợ khách hàng 0393.655.600

Cảnh báo những bệnh trẻ hay mắc phải vào mùa hè nắng nóng

12/03/2022 04:31 |

Mùa hè thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút sinh sôi  phát triển gây nên các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của các em nhỏ nên bố mẹ hết sức lưu ý. Theo bác sĩ khoa Nhi bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cách xử trí về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè như sau.

Tiêu chảy cấp

Nguyên nhân: do vi khuẩn (ly, tả, thương hàn,..), virus, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Tiêu chảy cấp hay gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% ở trẻ dưới 2 tuổi

Cách xử trí:

  • Đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol
  • Truyền dịch chỉ thực hiện khi trẻ mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống hoặc đi ngoài nhiều không kịp bù nước
  • Sử dụng kháng sinh và men tiêu hóa cần có sự chỉ dịnh của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy

Viêm đường hô hấp

Triệu chứng đầu tiên thường gặp: sốt, sốt nhẹ, sốt cao kèm rét run, ho, hắt hơi, chảy nước mũi

Viêm đường hô hấp tổ hợp bệnh bao gồm: cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ nhưng chúng đều có biểu hiện bao gồm hắt hơi, sốt, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho, khàn tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp,..

Bệnh tay – chân – miệng

Bệnh tay – chân – miệng chủ yêu lây theo đường tiêu hóa, từ người sang người. Do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây ra

Triệu chứng: 

  • Trẻ sơ sinh đau khóc bỏ bú
  • Trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng, biếng ăn
  • Đặc biệt nhưng về loét đỏ như lở miệng xuất hiện ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi,.. quan sát kĩ sẽ thấy vết phát ban dạng phỏng nước hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ
  • Khi trẻ sốt hơn 39 độ C, bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc, ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay  lên thì cần đi bệnh viện kịp thời. Nếu để bệnh trở nặng có thể gây ra biến chứng như viêm não, viêm cơ tim, phì phổi nguy hiểm tới tính mạng.

Loading...